Nghiệp vụ bảo vệ : Kiểm tra, kiểm soát và canh gác

Kiểm tra, kiểm soát và canh gác là những hoạt động công khai của lực lượng bảo vệ nhằm xác định tính hợp pháp của các đối tượng ra vào mục tiêu bảo vệ để có biện pháp xử lý phù hợp.

Gửi thông tin yêu cầu tư vấn

    I/ Nhận thức chung

    1. Khái niệm: Là hoạt động công khai của lực lượng bảo vệ nhằm xác định tính hợp pháp của các đối tượng ra vào mục tiêu bảo vệ để có biện pháp xử lý phù hợp.

    2. Đối tượng:

    • Người, giấy tờ
    • Hàng hoá
    • Phương tiện.

    3. Tác dụng:

    • Kịp thời phát hiện ngăn chặn những hành vi vi phạm mục tiêu bảo vệ
    • Kịp thời xử lý những hành vi vi phạm, ngăn ngừa tái phạm.
    • Giáo dục mọi người tuân thủ quy định của mục tiêu.
    • Góp phần bảo đảm an toàn  tuyệt đối cho đối tượng.

    4. Yêu cầu

    a. Đảm bảo về chính trị.

    b. Đảm bảo về pháp luật .

    c. Đảm bảo an toàn.

    d. Đảm bảo về nghệp vụ.

    • Không để lọt kẻ gian, hành vi vi phạm.
    • Không xử lý oan
    • Tạo cho khách hàng  sự an tâm tin tưởng
    • Tạo tư tưởng thoải mái thuận lợi cùng chi sẻ cho đối tượng được kiểm tra
    • Không áp đặt.
    • Không để ùn tắc gây rối khi làm nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát.

    5. Nguyên tắc:

    a. Thận trọng nghiêm túc, niềm nở và lịch sự

    b. Chủ động, bình tĩnh, tự tin

    c. Cương quyết, khôn khéo.

    II/ Nội dung – phương pháp kiểm tra kiểm soát:

    A. Phương pháp: Tiến hành công khai, tuân thủ đúng quy định của pháp luật và nội quy mục tiêu bảo vệ.

    B. Nội dung:

    1. Con người:

    a. Đối với khách hàng:

    • Khi khách hàng đến liên hệ công tác nhân viên bảo vệ phải niềm nở, lịch sự hỏi họ cần liên hệ vấn đề gì? Bộ phận nào? Có giấy giới thiệu hoặc có hẹn trước hay không?

    + Nếu có giấy tờ phải xem tính hợp pháp. Nếu có nghi ngờ thì đề nghị họ giải thích rõ.

    + Nếu không có giấy tờ phải trực tiếp hỏi họ nội dung đến liên hệ và nhanh chóng xin ý kiến bộ phận có liên quan để giải quyết.

    • Trong mọi trường hợp phải nghi chép vào sổ trực.
    • Quá trình trao đổi công việc phải luôn luôn đề cao cảnh giác, quan sát hành vi thái độ của khách hành, nên tránh làm họ khó chịu.

    b. Đối với cán bộ nhân viên trong mục tiêu bảo vệ:

    • Khi họ ra vào cổng phải kiểm tra kiểm soát dựa trên nội quy, quy định của mục tiêu như: giấy tờ, trang phục …
    • Nếu phát hiện vi phạm lần đầu, lỗi nhỏ thì nhắc nhở (nghi vào sổ trực) đề nghị họ sửa chữa. nếu tái phạm thì lập biên bản sự việc về việc vi phạm nội quy và xử lý theo quy định của mục tiêu bảo vệ
    • Khi phát hiện người trong mục tiêu bảo vệ mang tài sản ra ngoài phải xem xét đó là vật gì, giấy tờ có liên quan và tính hợp pháp.

    + Nếu hợp pháp thì cho ra (nhớ nghi sổ).

    + Nếu phát hiện giấy tờ không hợp pháp thì yêu cầu họ giải trình, tạm giữ giấy tờ, hàng hoá … và lập biên bản tạm giữ hàng hoá (nếu được), biên bản vi phạm về việc mang tài sản ra ngoài không đúng quy định và xin ý kiến cơ quan chủ quản nhanh chóng giải quyết.

    c. Trường hợp phát hiện đối tượng nghi vấn.

    • Nếu phát hiện đối tượng có biểu hiện nghi vấn phạm pháp thì phải khéo léo điều họ vào phòng bảo vệ, áp dụng biện pháp kiểm tra phù hợp, có thể dùng máy kim loại, yêu cầu họ lý giải về hành vi khác thường của mình. Nhanh chóng kết luận vấn đề.
    • Nếu họ có tài sản phạm pháp trong người thì tạm giữ và lập biên bản xử lý theo quy định.
    • Nếu không phát hiện dược gì thì phải khéo léo giải thích để họ cùng thông cảm, chia sẻ nhiệm vụ của bảo vệ, ổn định tư tưởng của họ.
    • Nếu phát hiện đối tượng lạ trà trộn vào mục tiêu bảo vệ phải làm rõ động cơ mục đích, thu giữ giấy tờ, lập biên bản sự việc và có hình thức xử lý thích hợp. nếu nghi đối tượng khai báo quanh co thì xin ý kiến chỉ đạo đề nghị báo công an phường làm rõ, xử lý.

    d. Thông thường đối tượng phạm pháp có dấu hiệu như sau:

    + Biểu hiện thiếu sự tự nhiên, ít nhìn thẳng bảo vệ.

    + Chen vào đám đông để đi ra cổng.

    + Bề ngoài có vẻ khác thường ở túi quần áo, giầy, trong cơ thể…

    + Ra vào cổng những lúc hợp lý nên bảo vệ mất cảnh giác nhất

    + Những đối tượng có biểu hiện quá tự nhiên (một cách khác thường)

    2. Hàng hoá

    a. Hàng nhập vào:

    • Kiểm tra tính hợp pháp của hoá đơn phiếu nhập hàng.

    + Nếu có dấu hiệu bất hợp pháp như tẩy xoá, sửa chữa, không đúng thẩm quyền thì yêu cầu họ giải thích rõ lý do, lập biên bản yêu cầu bên giao, nhận ký tên. Xin ý kiến chỉ đạo.

    + Nếu hợp pháp thì tiến hành kiểm tra hàng thực tế.

    – Kiểm tra thực tế hàng hoá đối chiếu với hoá đơn, kiểm tra sự nguyên đai, kiện (niêm phong nếu có), số lượng hàng rời, tình trạng chất lượng hàng. Nếu hàng bị mở niêm phong thì phải lập biên bản đề nghị xử lý nhanh.

    * Lưu ý: Trong mọi trường hợp việc kiểm tra hàng hoá phải ghi vào sổ kiểm tra hàng. Quá trình kiểm tra cần thận trọng, tỉ mỉ và khôn khéo.

    b. Hàng xuất ra:

    Xử lý tương tự như trên, đặc biệt chú ý đến thẩm quyền ký giấy tờ, hoá đơn xuất nhập kho. Cần thiết thì báo cáo nhanh bộ phận có thẩm quyền hỏi rõ để nhanh chóng xử lý.

    c. Trường hợp hàng xuất là phế thải, phế liệu:

    • Cũng xử lý tương tự nhưng cần kiểm tra kỹ đề phòng có sự trà trộn hàng chính phẩm. Nếu có hàng chính phẩm thì xử lý như trường hợp phạm tội quả tang (yêu cầu giải thích, lập biên bản, tạm giữ hàng hoá, người, phương tiện, xin ý kiến chỉ đạo của chủ quản và lãnh đạo công ty bảo vệ).
    • Quá trình kiểm tra không được ngại khó, dơ bẩn mà kiểm tra qua loa, đại khái.
    • Khi kiểm tra cần quan sát thái độ của người vận chuyển, chú ý những quy luật bất thường trái tự nhiên.
    • Nếu hàng mang vào dùng không hết mang ra cũng phải kiểm tra lại, đặc biệt chú ý giấy tờ, thẩm quyền của người cho phép mang ra, đề phòng đối tượng gian lận.

    3. Phương tiện ra vào

    • Ghi rõ loại xe, số xe, người điều khiển, người ngồi trên hàng hoá trên xe và ngày giờ vào ra mục tiêu bảo vệ.
    • Chú ý những hiện tượng bất thường khi kiểm tra, kiểm soát phương tiện.

    Ban huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ | Công ty dịch vụ bảo vệ Đất Việt

    Bài viết liên quan